[ad_1]
Về tình hình biến động lao động, báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, từ ngày 1.7 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2.907 lượt doanh nghiệp có biến động về lao động, với số lao động được tuyển dụng cao hơn số lao động nghỉ việc, cụ thể có 41.201 lao động được tuyển mới/35.397 lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong đó, chia theo loại hình doanh nghiệp, có 5 doanh nghiệp nhà nước tuyển mới 7 lao động, chấm dứt hợp đồng lao động 32 lao động.
Có 2.489 doanh nghiệp dân doanh tuyển mới 12.862 lao động, chấm dứt hợp đồng lao động 9.620 lao động; 413 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuyển mới 28.332 lao động, chấm dứt hợp đồng lao động 25.754 lao động.
Theo ngành nghề sản xuất-kinh doanh, 31 doanh nghiệp dệt might tuyển mới 1.475 lao động, 1.775 lao động chấm dứt hợp đồng lao động; 5 doanh nghiệp da giày tuyển mới 1.955 lao động, 2.269 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động; 48 doanh nghiệp điện tử tuyển mới 15.583 lao động, 14.690 lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
18 doanh nghiệp cơ khí tuyển mới 2.310 lao động music có 1.985 lao động chấm dứt hợp đồng lao động; ngoài ra có 2.805 doanh nghiệp các ngành nghề khác như chế biến, giáo dục, y tế, mua bán vật liệu xây dựng, vận tải cũng tuyển mới 19.878 lao động, 14.678 lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo đánh giá của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, tình hình biến động về lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh do nhiều lý do, nhưng không có doanh nghiệp phải cắt giảm lao động quy mô lớn.
Từ tháng 7.2022, trên địa bàn tỉnh không có doanh nghiệp do sản xuất, kinh doanh khó khăn phải cắt giảm từ 100 lao động trở lên.
[ad_2]