[ad_1]
PV: Được biết hiện nay số lượng đội ngũ hơn 380 nhân viên và cộng tác viên trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại. Ông có thể chia sẻ một số khó khăn mà trung tâm gặp phải trong trong việc kết nối giao thương, xây dựng Liên minh hợp tác, trao đổi hàng hóa sản phẩm?
Ông Phạm Hồ Bắc : Những khó khăn của chúng tôi bao gồm cả những khó khăn từ nội bộ và từ bên ngoài.
Trong nội bộ, quả không hề dễ dàng trong việc giữ liên lạc và quản lý bộ máy hàng trăm con người ở khắp mọi nơi trên thế giới, đến từ nhiều quốc gia khác nhau, văn hóa khác nhau và ngôn ngữ khác nhau.
Thật lòng mà nói thì chúng tôi được kết nối với nhau bởi hai yếu tố: quy chế riêng của Trung tâm và quyền lợi nhân viên. Chúng tôi không áp doanh số mỗi nhân viên, mà chúng tôi đào tạo nhân viên xây dựng đội nhóm mạnh, lan tỏa các thế mạnh của Trung tâm như xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, kết hợp văn hóa du lịch làng nghề trải nghiệm.
Về bên ngoài, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trầm trọng tới chúng tôi. Trong một thời gian gần 2 năm chúng tôi phải xoay xở vật vã để vừa chống dịch lại vừa có thể duy trì kết nối kinh tế. Sau đó liên tục là tình hình thế giới cũng bất ổn, xung đột leo thang, giá xăng dầu tăng cao chóng mặt… tất cả những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của chúng tôi khi tổ chức các chương trình, sự kiện cũng như xúc tiến các hoạt động xuất nhập khẩu, ngoại giao kinh tế. Trong nghịch cảnh như vậy, cộng với những khó khăn tăng vọt trong việc cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu theo làn sóng của các hiệp định tự do thương mại, rất nhiều đối tác quan trọng của chúng tôi đang hoạt động theo các làng nghề truyền thống đã phá sản vì không còn đủ sức để cạnh tranh đường dài. Đây là những thiệt hại vô cùng đáng tiếc cho chúng tôi cũng như cho nền kinh tế, văn hóa nước nhà.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến sự nhiễu loạn thị trường của các tổ chức, kết nối hoạt động không hiệu quả, không thực chất. Điều này vô hình chung cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức Xúc tiến thương mại thực chất như chúng tôi. Làm chúng tôi mất thêm rất nhiều công sức để kết nối cũng như thương thảo, thuyết phục các đối tác nước ngoài hợp tác theo chiều sâu.
Một số cộng tác viên của chúng tôi đã ra đi trong đại dịch Covid-19, một số khác họ tập trung theo con đường mới sự nghiệp, một số khách hàng đã hủy đơn trong đại dịch vì mặt hàng của chúng tôi chào bán ra thị trường Quốc tế là mặt hàng không thiết yếu.
Ngay cả việc phá giá của một số sản phẩm nước ngoài khiến thị trường xuất nhập khẩu hoạt động cầm chừng, rất nhiều sản phẩm làng nghề phải thay đổi mẫu mã, hạ giá thành và cắt giảm truyền thông quảng cáo.
Tuy nhiên đại dịch Covid-19 cũng giúp chúng tôi nhìn nhận ra con đường chuyển đổi số cho các sản phẩm làng nghề trên ứng dụng công nghệ là thật sự cần thiết và là bước tiên phong, trong việc chào hàng sản phẩm ra thị trường Quốc tế.
PV: Chiến tranh, lạm phát đẩy nền kinh tế thế giới mất cân bằng, ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu của các công ty trong nước, vậy Trung tâm có những hoạt động cụ thể gì để đồng hành cùng các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn hiện tại?
ông Phạm Hồ Bắc. Đây chính là điều mà các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm nhiều nhất. Trong một buổi làm việc của UBND tỉnh Lengthy An và các doanh nghiệp Việt Nam cùng Đoàn Ủy ban hỗ trợ kinh tế Hàn Việt và hơn 20 Doanh nghiệp Hàn Quốc vào cuối tháng 8 năm nay, tôi đã chia sẻ một số kinh nghiệm làm việc cùng các đối tác nước ngoài của tôi trong suốt gần 20 năm vừa qua. Để vượt qua khó khăn thì đầu tiên chúng ta cần xác định lại các điểm mạnh, điểm yếu, giá thành và chất lượng sản phẩm, cơ hội cũng như thách thức của các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm tốt, nhưng chúng ta thật sự rất “thật thà” trên thị trường Quốc tế, thiếu các kỹ năng quảng cáo, truyền thông có tư duy hệ thống, ngoài ra chúng ta cũng rất thiếu kỹ năng đàm phán Quốc tế, thiếu kiến thức luật pháp Quốc tế, trong đó ngoại ngữ là một rào cản rất lớn với phần lớn các chủ doanh nghiệp, từ những bài học đau thương trong quá khứ, chúng ta cũng thấy rằng mình không biết cách tự bảo vệ thương hiệu, dẫn đến việc sản phẩm của mình là con đẻ mà sau lại được thị trường tiếp nhận không bằng con nuôi, thậm chí phải bán rẻ lại cho người khác để họ dùng chính cái “thương hiệu” của mình để phân phối, thật sự đau xót.
Vậy nên theo tôi, để chặt cây trước tiên cần phải mài rìu đủ sắc, thay vì cứ vội vàng làm việc không công không kết quả tiền mất tật mang, các chủ doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực ngoại giao quốc tế cũng như nắm vững về luật pháp và các quy trình, thủ tục cần phải thông qua, trong quá trình làm việc với các đối tác nước ngoài, hiện giờ tôi được biết Trung tâm Foset của Học viện Ngoại Giao, cũng liên tục tổ chức những khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ ngoại giao kinh tế cho các cán bộ nước nhà do chính các lãnh đạo của bộ đứng lớp. Điều này nên được khuyến khích, thúc đẩy lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa. Trung tâm chúng tôi cũng luôn cử cán bộ, nhân viên tới các lớp học của Học Viện ngoại giao học tập, rèn luyện và tuyên truyền thông tin.
[ad_2]