[ad_1]
Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập, ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, để phát triển thị trường tín dụng, điều quan trọng nguồn vốn phải chảy vào lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng và những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, năm 2020 là một năm đặc biệt, có 2 mảng sáng tối trong nền kinh tế cùng track hành. Trong đó, doanh nghiệp đang trong “mùa đông khó khăn”. Cứ 10 doanh nghiệp mới thành lập thì 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong 11 tháng đầu năm, có 123.000 doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường, đây là tỉ lệ cao nhất từ trước đến nay. Bản chất của hiện tượng này là sự tổn thất của thị trường, nó là vấn đề tăng trưởng, vấn đề việc làm, vấn đề niềm tin trong nền kinh tế.
Chuẩn bị bước vào 2023 với những khó khăn và thách thức mới, ông Lộc cho rằng, bức tranh kinh doanh của những tháng cuối năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến trong 6 tháng đầu năm 2023. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao nội lực để ứng phó với sự thay đổi. Ngày nay, có nhiều doanh nghiệp đi theo hướng phát triển bền vững, sẽ có sức chịu đựng lớn hơn, nhất là qua đại dịch COVID-19 sẽ nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của đối tác, người lao động, bạn hàng… tốt hơn.
Một trong những yếu tố quan trọng là các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực pháp lý, doanh nghiệp không chỉ cần môi trường kinh doanh thuận lợi, mà còn cần môi trường an toàn. An toàn pháp lý trong kinh doanh là rất quan trọng, cần an toàn trong thể chế, minh bạch, công bằng, không hình sự hóa.
Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập về thị trường tín dụng, ông Lộc khẳng định, lãi suất đang tăng phản ánh đúng với thực trạng của thị trường tiền tệ. Các doanh nghiệp đang rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn.
Trước bối cảnh này, doanh nghiệp cần tiết giảm chi phí, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, đưa ra được sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu thị trường với chi phí hợp lý. Đa dạng hóa các nguồn cung ứng vốn, kênh cung ứng vốn cho doanh nghiệp là việc làm mà doanh nghiệp phải quan tâm. Không phải chỉ dựa vào tín dụng ngân hàng mà còn phải tìm kiếm nguồn vốn tín dụng khác từ xã hội.
“Việc khôi phục lại trái phiếu doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu sẽ là hướng đi rất quan trọng, vì xét về mặt dài hạn, đây là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn của doanh nghiệp. Để làm được việc này cần sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua chính sách về phát triển thị trường vốn.
Chính phủ cần có biện pháp khôi phục, hỗ trợ thị trường trái phiếu, phát triển thị trường vốn cho nền kinh tế. Tôi nghĩ cần một giải pháp rất đồng bộ, còn khả năng có thể giảm được lãi suất là tùy thuộc vào diễn biến của thị trường. Ngay trong thời gian trước mắt thì khả năng này khó khăn”, ông Lộc nhận định.
Thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp chạy nước rút nhưng việc tiếp cận thị trường nguồn vốn là khó. Ngân hàng Nhà nước có động thái rất quan trọng như nới room tín dụng, nhờ đó tăng cung ứng về tín dụng cho nền kinh tế, phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một điều quan trọng không kém hiện nay là phải lành mạnh hóa thị trường tín dụng.
“Để phát triển thị trường tín dụng thì nguồn vốn tín dụng phải được chảy vào lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh. Qua đó, giúp cho nền kinh tế có điều kiện tái cấu trúc, thanh lọc các doanh nghiệp trong nền kinh tế”, ông Lộc nói.
Hoài Anh
[ad_2]