Phát triển vận tải hành khách, kết hợp du lịch bằng đường thủy trên địa bàn TPHCM

- Advertisement -

[ad_1]

Ngân sách đầu tư cho đường thủy rất hạn chế

- Advertisement -

Thông tin về tình hình hoạt động vận tải hành khách kết hợp du lịch bằng đường thủy, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bùi Hòa An cho biết, hiện TP có 251 cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động, trong đó, có 151 cảng, bến vận tải hàng hóa, 73 cảng, bến phục vụ vận tải hành khách, khách du lịch và 27 bến khách ngang sông. Các tuyến đường thủy nằm ngay trung tâm TP nên đây là điểm thuận lợi các tàu khách quốc tế (tàu biển) với lượng khách du lịch lớn có thể vào ngay trung tâm TP tại khu vực cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, bến Bạch Đằng.

Tuy nhiên, hiện TP vẫn còn một số khó khăn như quỹ đất dùng để đầu tư xây dựng cảng, bến, dịch vụ hậu cần kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách, khách du lịch còn hạn chế; Chưa có cơ chế về giao, cho thuê đất để đầu tư xây dựng bến thủy nội địa phục vụ phát triển vận tải hành khách, du lịch; Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1829/QĐ-TTg, cảng thủy nội địa hành khách khu vực TPHCM chỉ quy hoạch ở phạm vi khu vực, chưa xác định rõ quy hoạch vị trí, tuyến sông, quy mô, cỡ tàu, công suất cụ thể của các cảng thủy nội địa hành khách… Do vậy, thời gian tới TP sẽ tập trung triển khai quy hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy để phát triển vận tải hành khách, khách du lịch đường thủy.

- Advertisement -

Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo, PGS.TS. Vũ Anh Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức (Trường Đại học Việt Đức), cho rằng TPHCM có thế mạnh là mạng lưới đường thủy dày đặc cùng với bề dày văn hóa lịch sử lâu đời, có thể thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, hiện ngân sách đầu tư cho đường thủy rất hạn chế, chỉ chiếm 5% so với đường bộ.

Để đường thủy TP phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có, PGS.TS. Vũ Anh Tuấn cho rằng, TP cần nghiên cứu quy hoạch tổng thể, tháo gỡ nhiều vướng mắc như quy hoạch bến thủy, tạo cơ chế thu hút đầu tư. Trước tiên phải khảo sát đánh giá thị trường thật chi tiết dựa trên nhu cầu người dân, tình hình thực tế… từ đó, có thể mở đường ven sông, mở phố đi bộ dọc sông, đường riêng cho xe đạp để làm sao kết nối với buýt đường sông và tạo không gian công cộng cho người dân thưởng thức.

- Advertisement -

Đại diện Công ty Cổ phần In Holdings cho rằng việc khai thác du lịch đường sông hiện nay còn rất hạn chế, do chưa có sản phẩm hấp dẫn, chưa quy hoạch các tuyến điểm, chưa có hệ thống các cầu cảng chuyên dụng cho khách du lịch, chưa khai thác các loại hình dịch vụ phụ trợ, chưa có chiến lược xúc tiến quảng bá, đặc biệt chưa có giải pháp thích hợp để kêu gọi đầu tư, mà chủ yếu là các doanh nghiệp tự khai thác nên chưa đồng bộ.

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist kiến nghị chính quyền cùng các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp vận tải và các doanh nghiệp khác có liên quan sẽ cùng nhau hợp tác, đẩy mạnh phát triển du lịch đường sông với các sản phẩm và dịch vụ phong phú đáp ứng các nhu cầu của du khách theo được xu hướng hiện nay.

Khai thác hiệu quả vận tải thủy, du lịch thủy

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường khẳng định, TPHCM rất tâm huyết phát triển vận tải hành khách kết hợp du lịch thủy nội địa, liên tỉnh trong thời gian tới. Riêng việc khai thác dòng sông Sài Gòn với những sản phẩm như đêm nhạc “Có hẹn với Sài Gòn”, trải nghiệm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè… rất đặc sắc. Do vậy, thời gian tới, đồng chí Bùi Xuân Cường yêu cầu Sở Giao thông vận tải TPHCM, Sở Du lịch TPHCM tổng hợp lại toàn bộ đề xuất của chuyên gia, doanh nghiệp báo cáo UBND TPHCM. Từ đó, đặt ra những nhiệm vụ cụ thể để khai thác hiệu quả vận tải thủy, du lịch thủy trong thời gian tới.

Theo đó, đồng chí Bùi Xuân Cường cho rằng, nguyên tắc thực hiện đó là luôn đặt vận tải hành khách công cộng đường thủy nội địa trong tổng thể, trong quá trình thực hiện, trong tính hệ thống, để ko tách rời khỏi hàng hải, giao thông đường bộ, công tác quy hoạch, quá trình triển khai gắn với định hướng phát triển của đô thị. Phải rà soát, đánh giá, có lựa chọn, ưu tiên những việc quan trọng, tạo động lực, đột phá, mang tính đòn bẩy trong quá trình thực hiện, đảm bảo pháp lý, đảm bảo quy định công việc với tinh thần nhanh, khẩn trương đúng, quy định và phải hiệu quả trong quá trình thực hiện và có kết quả cụ thể; đồng thời, phải nhìn thấy cơ hội để khai thác.

Các chuyên gia góp ý tại hội thảo

Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường cũng chỉ ra 6 nhóm việc cần triển khai, đó là quy hoạch. Hiện nay, 411 bến thủy nội địa có quy hoạch ngành nhưng theo Luật Quy hoạch thì không phù hợp nữa, nên phải lồng ghép vào các quy hoạch phân khu 1/2000 của các quận, huyện. Về cơ chế chính sách, phải tiếp tục rà soát quy định về quản lý sử dụng hành lang kênh, sông rạch, cơ chế chính sách cho khai thác các sản phẩm mới, có thể thao, lướt ván, vui chơi nhưng phải đảm bảo khung pháp lý để thực hiện…

Về hạ tầng, về công tác quản lý nhà nước gắn với vệ sinh môi trường, gắn với an ninh an toàn trong quá trình thực hiện dọc các tuyến. Liên quan đến sản phẩm du lịch, phương tiện, tuyến du lịch. Hiện Sở du lịch đang tham mưu cho TP dự thảo phát triển sản phẩm du lịch đường thủy TP giai đoạn 2022-2025, phải gắn với chuỗi dịch vụ, sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng…

Đồng thời, phải có sự phối hợp đồng bộ, giữa các sở ngành quận huyện và TP, giữa sở ngành với doanh nghiệp, giữa các tỉnh trong vùng, giữa vận tải hành khách với du lịch… có sự tham gia của logistics, các trường, các viện để đưa ra được những cái mới trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó là đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông, ứng dụng công nghệ mới, số hóa, chuyển đổi số trong quá trình thực hiện và cần có chiến lược thông tin, quảng bá xúc tiến, giáo dục về môi trường, văn hóa lịch sử…



[ad_2]

- Advertisement -

Những bài viết liên quan

- Advertisement -spot_img

Các bài báo mới nhất